BẢO VỆ SIÊU THỊ – TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI – KHU PHỨC HỢP
Đối tượng: Là hệ thống các siêu thị trên toàn quốc, các trung tâm thương mại, khu mua sắm hay các khu phức hợp.
Phân biệt các hình thức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại, khu phức hợp.
– Siêu thị là một một tổ chức kinh doanh dưới hình thức các cửa hàng hiện đại, là một kênh phân phối có chức năng bán lẻ với các sản phẩm tổng hợp hoặc chuyên doanh; được trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý cao; phương thức phục vụ chuyên nghiệp, văn minh; có quy mô lớn hơn chợ nhưng nhỏ hơn trung tâm thương mại; đa dạng về hàng hóa; chất lượng đảm bảo, nguồn gốc rõ ràng; thuận tiện trong việc mua sắm.
Các loại hình siêu thị: ngoài siêu thị truyền thống còn có siêu thị điện thoại di động, siêu thị máy tính, siêu thị điện máy, siêu thị trái cây, siêu thị kính,…
– Trung tâm thương mại là một tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm: tổ hợp các cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, văn phòng cho thuê,… được bố trí tập trung, hoặc liền kề, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng.
Trung tâm thương mại có quy mô lớn hơn siêu thị. Ngoài các sản phẩm được bày bán như các cửa hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại còn có các cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê, nhà hàng, …và đặc biệt không có trung tâm thương mại chuyên doanh.
– Khu phức hợp: với từ Complex mang ý nghĩa liên hợp và phức hệ, phức hợp chính là một tổ hợp rất nhiều các công trình, tiện ích khác nhau như trung tâm thương mại, chung cư, biệt thự, nhà liền kề, trường học, thậm chí cả bệnh viện,… Như vậy, quy mô của khu phức hợp là rất lớn.
Cùng với sự pát triển kinh tế, đời sống con người cũng được nâng lên một tầm cao mới. Mô hình các khu phức hợp được ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống hiện đại, tiện nghi của người dân không chỉ là nơi ở, nơi sinh hoạt mà còn rất nhiều tiện ích khác mà nó mang lại như y tế, giáo dục, … những khu phức hợp này được có vị trí đắc địa nên giao thông vô cùng thuận tiện.
Tuy nhiên, bài toán đặt ra cho các nhà quản lý là phải làm sao để đảm bảo được an ninh cho tổ chức của mình kinh doanh được ổn định, bền vững, là nơi khách hàng có thể gởi gắm niềm tin?
Một số vấn đề thường gặp phải về vấn đề an ninh mà Quý doanh nghiệp đang băn khoăn
- Việc sử dụng bảo vệ nội, doanh nghiệp phải tự quản lý, chi phí, khi có mất mát xảy ra, không có người bồi thường thiệt hại (khi nhân viên bỏ trốn)?
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ bảo vệ, nhưng chất lượng chưa đảm bảo, tác phong chưa chuẩn chưa đem lại hiệu quả trong việc nâng hình ảnh của doanh nghiệp .
- Đối tác của doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có khả năng tài chính nếu xảy ra mất mát, thiệt hại?
- Phương án đã thực sự tối ưu, bảo vệ có được bố trí ở những nơi trọng yếu để có thể phối hợp xử lý các tình huống, sự cố xảy ra kịp thời, nhanh chóng.
- Và chi phí đã thực sự hợp lý chưa?
Với đội ngũ nhân viên đã qua các lớp đào tạo của Bộ công an (ưu tiên bộ đội xuất ngũ và các chiến sĩ ra ngành), Thịnh Nam Dương tự hào là Công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ số một hiện nay.
Đứng trước các vấn đề khó khăn của Quý doanh nghiệp, Thịnh Nam Dương luôn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững.
Phương án bảo vệ chung đối với trung tâm mua sắm:
- Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp phải chắc chắn rằng tất cả mọi người (nhân viên tiếp thị của nhà cung cấp, các công ty cung cấp dịch vụ, lao động thời vụ, khách đến liên hệ công tác, …) trước khi vào mục tiêu, văn phòng chính phải làm thủ tục đăng ký tại chốt bảo vệ của mục tiêu, đồng thời phải có sự chấp thuận của Ban Giám đốc mục tiêu hoặc người có trách nhiệm liên quan.
- Tại văn phòng chính, nhân viên bảo vệ có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký (Ghi nhận họ tên và đơn vị đến liên hệ công tác); phát thẻ vào tham quan hoặc làm việc; Hướng dẫn khách vào văn phòng chính hoặc TTTM theo lối của nhân viên.
- Nhân viên bảo vệ phải giữ các giấy tờ cá nhân như: Giấy giới thiệu, giấy phép lái xe để ghi nhận thông tin cần thiết, đồng thời ghi nhận thời gian vào liên hệ công tác, nội dung công việc, thời gian rời khỏi mục tiêu.
- Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp đảm nhiệm khu vực nào thì phải đảm bảo ANTT tại khu vực đó, không tự ý thay đổi vị trí khi chưa được sự đồng ý của ca trưởng hoặc chỉ huy trưởng.
- Quan sát và ngăn chặn nhân viên siêu thị hoặc khách hàng trao đổi hàng.
- Nhắc nhở khách hàng chấp hành nội quy siêu thị: không ngồi trên xe đẩy hàng, không hút thuốc trong siêu thị,…
- Theo dõi quan sát những đối tượng có biểu hiện nghi vấn, báo cho ca trưởng hoặc chỉ huy trưởng.
Quan sát các vị trí lân cận, xung quanh vị trí mình phụ trách
Đối với khách hàng ăn uống trong siêu thị, nhân viên bảo vệ yêu cầu khách hàng thanh toán ngay cho hàng hóa đã sử dụng, tại quầy thu ngân. Nhân viên bảo vệ sẽ đem lượng hàng còn lại cùng với hóa đơn thanh toán gởi lại quầy thu ngân; Nếu hàng hóa sử dụng hết, nhân viên bảo vệ sẽ mang hóa đơn đã thanh toán lượng hàng này cho nhân viên bảo vệ tại cổng ra vào.
– Đối với hàng hóa do khách hàng làm bể vỡ, yêu cầu khách hàng thanh toán tại quầy thu ngân. Nếu do lỗi của nhân viên ngành hàng, nhân viên bảo vệ sẽ lập biên bản yêu cầu nhóm quản lý ngành hàng xác minh làm rõ.
– Khi phát hiện khách hàng bóc vỏ, bao bì hàng hóa, nhân viên bảo vệ yêu cầu khách hàng thanh toán số hàng hóa này.
– Phát hiện nhân viên siêu thị, công nhân thời vụ không mặc đồng phục, không đeo thẻ nhân viên, hoặc ăn uống trong siêu thị, nhân viên bảo vệ lập biên bản cho an ninh siêu thị.
– Khi phát hiện hàng hóa sắp xếp trên kệ không an toàn, không chằng buộc,…, nhân viên bảo vệ yêu cầu nhân viên ngành hàng sắp xếp lại hàng hóa ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
– Khi thấy nhân viên siêu thị ngồi trên xe đẩy hoặc càng xe, nhân viên bảo vệ yêu cầu nhân viên đó phải xuống xe ngay, nếu không chấp hành, bảo vệ tiến hành lập biên bản báo cáo an ninh siêu thị để có biện pháp xử lý.
– Luôn phối hợp với phòng kỹ thuật, giám sát camera, đảm bảo xử lý các tình huống sự cố kịp thời.
Khu vực quầy thu ngân:
– Nhân viên bảo vệ thường xuyên tuần tra khu vực phía sau quầy thu ngân.
– Đảm bảo không còn hàng hóa (do khách hàng để lại) tại các quầy thu ngân.
– Kiểm tra ngẫu nhiên việc thu ngân tính tiền cho khách hàng bằng cách quan sát, đối chiếu hàng hóa thực tế được nhân viên thu ngân soạn so với mô tả hàng hóa hiển thị trên màn hình dành cho khách hàng.
– Quan sát và đảm bảo rằng nhân viên thu ngân kiểm tra đúng và đủ:
+ Số lượng hàng hóa
+ Bao bì
+ Tất cả hàng hóa đều được scan để tính tiền
+ Các thùng carton đã được kiểm tra bên trong nhằm tránh tình trạng hàng hóa khác được giấu bên trong thùng hàng
– Khách hàng thanh toán đầy đủ cho tất cả hàng hóa mới được ra khỏi quầy thu ngân.
– Nhân viên bảo vệ phải kiểm tra tình trạng niêm phong của tất cả các thùng hàng.
– Nếu phát hiện được thùng hàng nào mất niêm phong, hoặc rách, phải kiểm tra kỹ bên trong thùng hàng.
– Nhân viên bảo vệ phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa một cách chặt chẽ, chính xác.
Việc đảm bảo an ninh cho siêu thị, trung tâm thương mại, khu phức hợp đồng nghĩa phải đối mặt với rất nhiều rủi ro từ nạn trộm cắp, móc túi do băng đảng trộm cướp bên ngoài, tới việc nhân viên bên trong ăn cắp hàng hóa, nhập khống, hàng hóa bị tuồn ra ngoài, tự ăn cắp hàng hóa rồi dựng hiện trường giả, đánh lừa Công an. Do đó, phải tăng cường và phát huy tối đa dịch vụ bảo vệ tại các trung tâm mua sắm này.